Những con mực ống dần uốn trên bếp than hồng. Thơm ngào ngạt! Hương thanh khiết theo từng cơn gió sông Đà Rằng, thoảng qua khứu giác lữ khách.
Con mực ống Phú Yên ngọt dai đáo để.
Vị mực ngọt đậm đà, thịt dẻo dai "ăn đứt" họ mực ở những vùng biển khác. Đó là bí mật tuyệt vời, "chỉ có mực quê em mới có!" Hỏi tại sao, cô chủ quán biết vậy mà cũng... chịu thua. Có thể do thổ nhưỡng đã tạo nên chất lượng phiêu sinh ở đây đặc biệt hơn biển Phan Thiết, Bình Định, Cà Mau...
Để cảm nhận sự khác biệt này là chuyện không đơn giản. Và càng khó hơn với một thực khách chưa từng thưởng ngoạn nhiều ở non nước hữu tình Phú Yên, chưa nếm nhiều sản vật quê nhà. Riêng sản vật của tỉnh này như một hòn ngọc chưa mài dũa. Còn các nhà làm du lịch có thể bận rộn với những dự án lớn hơn...
Về Sài Gòn, gặp lại mực ống cũng tậu từ quê Gành Đá Dĩa – Phú Yên ở quán Cây Me, Bình Thạnh. Nắng rát mặt, tìm hoài chẳng thấy một lá me. Cô chủ quán nói gọn: "Me khó nuôi em chặt rồi". Đúng là kiểu đùa lạc quan của dân Gành Đá.
Công tâm mà nói, độ tươi con mực quán này kém điểm so với mực bờ kè sông Đà Rằng. Dễ hiểu bởi con mực sẽ phải "bơi" trong đá lạnh qua cả vài trăm cây số. Bù lại, nó cũng có nhiều cung bậc từ bàn tay người đứng bếp.
Thế nhưng, vẫn có cách "son phấn" nhẹ: gia ít nước mía và thơm (khóm) ép vào hỗn hợp muối ớt để thịt con mực ngon ngọt hơn. Song chắc gì chủ quán Cây Me chịu lỡ mất hương đồng cỏ nội, nếu vậy thì "chu choa"... buồn ơi là buồn.
Theo Sài Gòn tiếp thị
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
Muc ong Phu Yen ngon me toi
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
Tung bung le hoi Nghinh Ong o Bac Lieu
Lễ rước Ông về
Lễ hội gồm các phần lễ chính như: Cầu cho biển lặng gió hòa, mong muốn những chuyến ra khơi được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt hải sản được nhiều tôm cá, ngư dân gặp nhiều may mắn và làm ăn phát đạt, thả con giống về biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản… Cùng với đó, phần hội tổ chức các trò chơi dân gian như: thi đạp nồi, đi cà kheo, thả diều, buộc cua, bóng đá mini, bóng chuyền, hội thi ẩm thực "Phụ nữ khéo tay" và nhiều tiết mục văn nghệ… thu hút hàng chục ngàn ngư dân vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long về dự.
Nằm trong hoạt động lễ hội Nghinh Ông truyền thống lần thứ IX – năm 2012, tỉnh Bạc Liêu vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm sú giống (tôm post) trên địa bàn đóng góp gần 5 triệu con sú post đem thả về biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do nạn khai thác, đánh bắt quá mức hiện nay.
Các tàu khai thác, đánh bắt biển chở sú post thả về biển
Thả con giống về biển, đặc biệt là tôm sú là hoạt động thường xuyên mỗi khi diễn ra lễ Nghinh ông. Nhưng năm nay, số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia việc làm ý nghĩa này khá đông và số lượng tôm post quyên góp được cũng nhiều nhất từ trước đến nay. Số tôm post này được kiểm soát dịch bệnh, tôm khỏe mạnh, được các tàu cá chở ra ngoài khơi, lựa nơi biển yên tĩnh và làm lễ thả về biển.
Đông đảo ngư dân về dự lễ Nghinh Ông
Theo những người làm nghề biển, hoạt động thả con sú post về biển là việc cần làm và nên làm thường xuyên, nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là gần đây nhiều loại tôm, cá ở vùng biển này bị ngư dân khai thác, đánh bắt ngày càng một cạn kiệt, có một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với ý nghĩa thiết thực này, tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng nhiều đợt thả con giống về biển hàng năm, lựa thời điểm mùa tôm cá sinh sản, biển yên sóng, mùa cấm đánh bắt, khai thác biển…
Phan Thanh