Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Quang Nam Le ruoc Co Ba Cho Duoc, Thang Binh

Kinh Doanh | download auslogic internet optimizer | xvideos | standard vga graphics adapter | download speedbit video accelerator | gia lap desmume |

Lễ rước Cộ Bà Chợ Được là lễ hội dân gian mang tính tâm linh, tín ngưỡng của người dân xã Bình Triều cũng như các xã vùng Đông huyện Thăng Bình. Hằng năm, cứ vào mồng 10 và 11 tháng Giêng âm lịch, người dân khắp nơi lại tụ hội về làng Phước Ấm (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để xem lễ hội Bà Chợ Được.

Từ khóa liên quan

Động từ
  • sắc phong
  • đua thuyền
  • tri ân
Địa danh trong nước
  • Quảng Nam
  • Thăng Bình
  • Đại Lộc
Danh từ
  • tín ngưỡng
  • lễ hội
  • dân làng
  • người dân
Cụm từ
  • thành lệ
Danh từ riêng
  • Canh Thân
  • Đinh Sửu
  • Nhâm Tý
  • Mậu Tuất

Tin đọc nhiều

  • Những quốc gia "hắt hủi" lễ tình nhân Valentine - aFamily 587 lượt đọc
  • Đến Việt Nam: Không taxi, xe máy, xích lô! - VEF 204 lượt đọc
  • Sốc với nhà hàng toàn nhân viên là... tù nhân - Giadinh.net 192 lượt đọc
  • Tìm thấy kho báu huyền thoại của Nữ hoàng Sheba? - Báo Đất Việt - Khoa học 156 lượt đọc
  • Lễ tình nhân, Tây "phượt" vùng cao - Dân Trí 145 lượt đọc
  • Kỳ lạ hang động có 40 bia đá cổ khắc vào vách... - VTC 116 lượt đọc
  • 500 đồng cũng là tùy tâm à! - VietnamNet 106 lượt đọc
  • Valentine, Chocolate và nước Bỉ - VTV 99 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Lẵng hoa trị giá hơn 15 triệu đồng - Thanh Niên
  • Valentine, khám phá những thiên đường tình yêu - Dân Việt
  • Đầy sắc hoa đón ngày Lễ tình nhân - QĐND
  • Chùa Việt, bỗng dưng xa lạ... - Nhân dân
  • Cảnh đẹp yên bình của vùng núi Tyrol - Lao Động

Các bài khác

  • Đẹp mê hồn ngôi làng ốp toàn gốm sứ - Địa ốc Online
  • 10 bãi biển lãng mạn cho Lễ tình nhân - Dothi.net
  • Những 'kiệt tác' triệu năm tuổi trong lòng đất VN - Báo Đất Việt
  • Vườn bướm mê hoặc ngài đại sứ Mỹ - Thanh Niên - Tuần san
  • Độc đáo lễ hội Las Fallas - Thanh Niên - Tuần san

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Ma Kết (22/12-19/01)

Có những người đáng để bạn dành thời gian quan tâm hơn vì họ sẽ cung cấp những thông tin cần thiết. Tính bạn hôm nay hơi "lạnh", điều đó không hay chút nào, hãy sưởi ấm trái tim mình bằng tình cảm và sự vị tha, thấu hiểu hoàn cảnh người khác nữa nhé.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies


Bà họ Nguyễn, tên Của, sinh ngày 25/02 năm Canh Thân (1800) tại phiếm Ái Châu, làng Phường Chào, tổng Mỹ Hòa, huyện Diên Phước (nay là xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Theo truyền thuyết, khi sinh ra, Bà đã có những điểm khác lạ: Con nhà giàu có, sinh tại nơi khuê các nhưng lại có bụi mù mịt, mây trắng bồng bềnh; dáng người khỏe mạnh, trắng như tuyết, bước đi khác thường, tiếng nói sang sảng. Bà mất ngày 19/11 năm Đinh Sửu (1817) và được dân làng lập đền thờ tại quê nhà. Năm Nhâm Tý (1852), Bà hiển linh tại làng Phước Ấm, hóa thành một thiếu nữ xinh đẹp đổi nước, bán trầu, bốc thuốc chữa bệnh, cứu nhân độ thế, biến hóa thần thông trị tội tham quan. Và cũng chính Bà đã linh ứng tạo dựng bãi cát hoang vắng này thành ngôi chợ, để rồi người qua người lại nơi đây ngày càng đông. Về sau, nghĩ rằng sự hiện diện của ngôi chợ này là ân huệ được ban phát, dân làng lấy tên chợ là Chợ Được.

Để tri ân công đức của Bà, người dân làng Phước Ấm lập miếu thờ, ngày đêm hương khói và đệ đơn lên triều đình xin sắc phong. Năm Mậu Tuất (1898), Triều đình Huế ban sắc phong Bà là "Tề Thục Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần". Năm 1924, Vua Khải Định lệnh tặng cho Bà là "Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần". Năm Đinh Mẹo (1927), vua Bảo Đại gia tặng Bà là "Tề Thục Dực Bảo Trang Huy Thượng Đẳng Thần".

Người dân Bình Triều đón nhận sắc phong vào ngày 11/01 âm lịch, nên nay thành lệ "Hằng năm mười một tháng giêng/ Chưng Cộ hát bộ đua thuyền tri ân".

Nét đặc trưng và độc đáo nhất trong lễ hội Bà Chợ Được là lễ rước Cộ với sự kết hợp tài tình, sáng tạo các thể loại hình nghệ thuật như hội họa, tạo hình, sân khấu, diễn xướng… Nghệ thuật chưng Cộ đã thể hiện kỹ thuật điêu luyện và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Chợ Được khi tạo ra những bàn Cộ mang đậm sắc màu dân gian; các em thiếu nhi hóa thân thành các anh hùng dân tộc hoặc thành nhân vật trong những sự tích, cổ tích từ ngàn xưa.

Ông Nguyễn Tấn Hòa, nguyên cán bộ Văn hóa xã Bình Triều, cho biết lễ hội Bà Chợ Được là tài sản văn hóa quý giá, là nét văn hóa truyền thống đặc trưng mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của người dân Chợ Được nói riêng và người dân Quảng Nam nói chung. Đây là một trong những lễ hội phản ánh rõ tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp vùng biển Quảng Nam, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân, qua đó mong ước bình dị về cuộc sống an lành, no đủ.

Hội Cộ diễn ra ban đêm ở lăng thờ Bà sau khi các vị cao niên trong làng hoàn tất phần lễ. Đi đầu đoàn Cộ là Sắc phong do 6 người khiêng (hoặc được đặt trên xe bò đẩy đi), có phường bát âm, trung đại cổ cùng cờ phướn, tán lọng; người dân hai bên đường bày hương án đốt cung kính nghinh đón. Sau đó là các cộ hoa được trang trí rực rỡ bằng hoa lá, giấy ngũ sắc và vải lụa đủ màu phục hiện các tuồng tích xưa. Năm nay, các nghệ nhân làng Phước Ấm đã chọn các trích đoạn diễn Cộ như Thánh Gióng đuổi giặc Ân, Hai Bà Trưng đánh Tô Định, Bác Hồ làm việc ở hang Pắc Pó… để biểu diễn trong lễ rước.


Đi sau cùng là kiệu Bà với ngai sơn son thiếp vàng, trên phủ lễ phục bằng nhung gấm màu đỏ. Kiệu được cung nghinh từ chính điện của lăng đưa ra sân với 6 người khiêng, phục trang áo nẹp, nón chóp, phụng tống 2 bên là các bô lão, nhân sĩ và chức sắc địa phương.

Sau lễ rước Cộ Bà là phần hội bao gồm: múa lân, đua thuyền, hát bội, các hoạt động thể dục, thể thao…, đặc biệt là hội đua thuyền trên sông Trường Giang. Đã thành lệ, hội đua thuyền không thể thiếu các ghe đua đến từ khắp nơi như Hội An, Duy Xuyên, Đại Lộc, Núi Thành (tỉnh Quảng Nam)…

Biên tập: Trung tâm Thông tin Du lịch

Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét