Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Hoi oi, bao gio het meo mo

Lễ hội đầu năm ngoài ý nghĩa tâm linh còn là dịp để người dân hoan hỉ du xuân. Thế nhưng, với một bộ phận người dân, nhu cầu tâm linh đã biến thành một nhu cầu mang tính thực dụng cao. Và kéo theo các hội xuân đầu năm là sự "bát nháo" tại nhiều khu dân cư, đặc biệt là tại các danh thắng, di tích lịch sử...

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • lễ hội
  • tâm linh
  • điểm trông giữ xe
  • đầu xuân
  • người dân
  • danh lam thắng cảnh
  • du khách
Động từ
  • hành khất
  • du xuân
Từ chuyên môn
  • di tích lịch sử
  • phân luồng giao thông
Tính từ
  • phản cảm
Địa danh trong nước
  • Tiên Du
  • Bắc Ninh
Danh từ riêng
  • Hội Lim

Tin đọc nhiều

  • Bức ảnh làm xôn xao cả nước Ý - Zing 22106 lượt đọc
  • Blogger Mỹ nói xấu du lịch Việt Nam trên Huffingtonpost - VTC - Công nghệ 16748 lượt đọc
  • Phản cảm chuyện 'sờ lấy may' ở chốn linh thiêng - VietnamNet 2281 lượt đọc
  • Du lịch Vũng Tàu: Đừng để khách đi không trở lại - Báo Công Lý 1228 lượt đọc
  • Thiếu nữ Sài thành trong trẻo giữa chiều xuân - 24h.com.vn 594 lượt đọc
  • Sau tết, quà quê của người Việt khó vào Mỹ - Dân Việt 511 lượt đọc
  • Quảng Ninh tổ chức lễ hội mở cửa rừng Yên Tử - Vietnam Plus 494 lượt đọc
  • Du khách quốc tế trải lòng về chuyện "một đi không trở... - Petrotimes 401 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Hương Sơn mùa lễ hội này - Đại Đoàn Kết
  • Bức ảnh làm xôn xao cả nước Ý - Zing
  • Blogger Mỹ nói xấu du lịch Việt Nam trên Huffingtonpost - VTC - Công nghệ
  • Cảnh náo loạn sau khi Lanta Tur sập tiệm - VnExpress

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Công ty du lịch "xù" khách bị khởi tố hình sự - VTC
  • Sốc với bảo tàng cho du khách vào... đãi vàng - Giadinh.net
  • Không tổ chức phát ấn tại lễ hội đền Trần Thái Bình - Nhân dân
  • Khai mạc Lễ hội xuân Yên Tử - Nhân dân
  • Ngư dân Bạc Liêu tưng bừng lễ hội Nghinh Ông - Nhân dân

Các bài khác

  • Hương Sơn mùa lễ hội này - Đại Đoàn Kết
  • Khai hội Yên Tử 2012 - VOV Online
  • Tôm hùm con - lộc biển của ngư dân Quảng Ngãi - Vietnam Plus
  • Nguy hiểm từ sự cuồng tín lễ hội - VnExpress
  • Hội của ai? - Báo Công Lý

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Song Ngư (19/02-20/03)

Bạn không chỉ cuốn hút bởi ngoại hình ưa nhìn mà còn hấp dẫn những người khác giới nhờ cách nói chuyện có duyên. Hôm nay Song Ngư có lộc trong chuyện tiền nong nè.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Lễ hội đầu năm ngoài ý nghĩa tâm linh còn là dịp để người dân hoan hỉ du xuân. Thế nhưng, với một bộ phận người dân, nhu cầu tâm linh đã biến thành một nhu cầu mang tính thực dụng cao. Và kéo theo các hội xuân đầu năm là sự "bát nháo" tại nhiều khu dân cư, đặc biệt là tại các danh thắng, di tích lịch sử...



Méo mó lễ hội truyền thống

Với một bộ phận dân chúng, tâm linh đã biến thành một nhu cầu mang tính thực dụng cao khi họ bất chấp những "phương pháp" cầu cúng, miễn làm sao được "hiệu quả" nhất. Vì thế, những ngôi chùa, những địa danh mang tính linh thiêng trở thành "mục tiêu chinh phục" đầu năm của hàng vạn người. Vàng mã đốt khắp nơi. Chưa đủ độ "ép phê", người đi cầu cúng còn ném cả... tiền mặt.

Trong khung cảnh ấy, nhiều loại hình dịch vụ như xem bói, ghi đề, đánh bạc lại có cơ hội kiếm bộn tiền. Chính sự biến tướng ngày càng tinh vi của các tệ nạn khiến ở nhiều nơi, ý nghĩa của những ngày lễ hội đang dần bị bóp méo, còn nhiều khách thập phương thì rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười.

Anh Phan Trần Huy, sinh sống tại thị trấn Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) ngao ngán kể: Năm nào cũng vậy, người đến Hội Lim trẩy hội rất đông. Vì đông người, nên cảnh chen lấn, xô đẩy thường xuyên diễn ra khiến cho tình trạng móc túi, cờ bạc, trộm cắp... được dịp hoành hành. Lực lượng an ninh dù đã làm việc "hết công suất" nhưng xem ra vẫn là quá sức với họ.



Đến bao giờ lễ hội mới hết cảnh hành khất xin tiền?

101 cách kiếm tiền

Lễ hội đầu xuân là điểm nhấn cho ngành du lịch ở các địa phương. Tuy nhiên, với cách kiếm tiền của không ít người đã khiến bộ mặt của nhiều lễ hội thêm phần nhếch nhác. Lực lượng cảnh sát giao thông, công an phường luôn phối hợp với các hội, đoàn tại các địa phương huy động, tổ chức phân luồng giao thông. Nhưng vấn đề trông giữ xe ô tô, xe máy lại là "điệp khúc" hãi hùng đối với du khách. Đến lễ hội nào cũng vậy, chỉ với cuộn dây thừng, một bãi đất trống, mấy chiếc cọc tre cùng tấm biển ghi "Trông giữ ô tô, xe máy" là người ta có thể thành lập một bãi giữ xe. Mỗi lễ hội, có hàng trăm bãi như thế, nhưng giá cả không giống nhau. Giá gửi xe máy từ 20.000 - 30.000 đồng/xe, còn ngày chính hội lên đến 50.000 đồng là chuyện không hiếm gặp. Giá trông giữ xe ôtô còn ở... trên trời, rẻ nhất cũng từ 100.000 - 200.000 đồng/xe.

Nhưng phản cảm hơn cả phải kể đến số lượng ni cô, sư sãi, chú tiểu... giả "tăng đột biến" vào những ngày đầu xuân, tỷ lệ thuận với lượng du khách đến với lễ hội. Nếu bị lực lượng an ninh yêu cầu xuất trình giấy tờ thì những vị sư giả này chỉ đứng bất động "quyết không khai", còn khi bị "trục xuất" khỏi khu vực lễ hội thì... chỉ nửa tiếng sau là họ quay trở lại "hành nghề" như không có chuyện gì xảy ra. Bà Bùi Thị Gái, một người dân ở Bắc Giang, năm nào cũng đi hội Lim chia sẻ: 10 năm trở lại đây, hình ảnh những tăng, ni giả với đầu cạo trọc, vấn khăn, chân đi đất, tay bưng bát xếp thành hai hàng thẳng tắp đứng dọc theo con đường dẫn vào đồi Lim là hình ảnh phản cảm nhất mà tôi luôn bắt gặp. Nhưng khủng khiếp hơn cả vẫn là "công nghệ" hóa trang của các vị "siêu hành khất" như đóng giả thành người khuyết tật lê la khắp hội này, chùa khác để xin tiền thương hại của mọi người.

Như đã thành thông lệ, đi lễ cầu may đầu năm là một phong tục, một nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng hiện nay, không ít người đi hội lại thở dài ngao ngán bởi tại nhiều nơi "những mảng tối" đã làm các lễ hội phai bớt giá trị, kém thi vị, mất dần đi vẻ đẹp truyền thống. Nếu không có sự điều chỉnh, xử lý kịp thời từ phía chính quyền, đoàn thể trên các địa bàn dân cư có lễ hội thì sớm muộn du khách cũng sẽ quay lưng với những lễ hội truyền thống.
N. Phượng – Đức Hiệp

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét